Theo Kết luận 83-KL/TW năm 2024, cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024 đối với viên chức khi đó sẽ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%).

Hiện nay lương của viên chức được tính theo công thức:

Tiền lương = Hệ số lương x Lương cơ sở.

Dưới đây là bảng lương mới của viên chức từ ngày 1/7/2024:

Từ ngày 01/7/2024, tiền lương viên chức còn phụ cấp công vụ không?

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024. Theo đó, từ ngày 01/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

Tại tiết 3.1 Tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27 quy định:

"Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương

- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề)".

Như vậy, theo tinh thần Nghị quyết 104/2023/QH15 thì từ 1/7/2024, công chức, viên chức sẽ bị bỏ phụ cấp công vụ do đã đưa vào trong mức lương cơ bản. Tuy có sự thay đổi về phụ cấp công vụ nhưng lương công chức, viên chức sẽ không giảm vì việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới của công chức, viên chức phải bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

Từ ngày 1/7/2024, khi tăng lương cơ sở lên mức 2,34 triệu đồng/tháng, lương cơ bản cao nhất của viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập hơn 18 triệu đồng/tháng. Ảnh minh họa: TL

Viên chức là gì?

Căn cứ Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Theo đó, công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật thì được xem là viên chức.

Phân loại viên chức

Căn cứ Điều 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, phân loại viên chức dựa trên 02 tiêu chí sau đây:

- Theo chức trách, nhiệm vụ, viên chức được phân loại như sau:

+ Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý;

+ Viên chức không giữ chức vụ quản lý là người chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.

- Theo trình độ đào tạo, viên chức được phân loại như sau:

+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ;

+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ;

+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo đại học;

+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng;

+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp.